Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Giàn khoan TQ xâm phạm chủ quyền VN
Ngay sau khi Trung Quốc phát hành tấm bản đồ dọc (trước đó chỉ toàn là bản đồ ngang), trong đó đưa ra yêu sách "đường 10 điểm” thay vì 9 điểm như trước nhằm chiếm trọn Biển Đông- thế giới đã lên tiếng phản đối và chế giễu Bắc Kinh.

 


Tuy thế, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này - bà Hoa Xuân Oánh vẫn thản nhiên nói rằng, "Mục đích phát hành bản đồ mới là để phục vụ cho công chúng Trung Quốc… Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là phù hợp và rõ ràng. Lập trường của chúng tôi không hề thay đổi”. Thực hư chuyện này ra sao?

 

 


Bản đồ khổ dọc Trung Quốc mới ấn hành, với "đường lưỡi bò 10 đoạn” ôm trọn Biển Đông, bị các nước lên án, chế giễu

 

BẢN ĐỒ DỌC - SỰ HOANG TƯỞNG Ở MỨC CAO ĐỘ

 

Tấm bản đồ dọc này của Trung Quốc bao trọn toàn bộ khu vực Biển Đông. Có nghĩa là không chỉ 80% diện tích 3,5 triệu km2 như "đường 9 đoạn” mà là hơn 90%. Tấm bản đồ này được bán rộng rãi từ ngày 23-6,  trong đó các hòn đảo và vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền thuộc Biển Đông được vẽ đầy đủ ở khổ rộng; thay "đường 9 đoạn” bằng "đường 10 đoạn”, nuốt trọn Biển Đông, sát bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei và các đảo Palawan và Luzon của Philippines.

 

Tấm bản đồ dọc kỳ cục này được NXB Hồ Nam ấn hành, được Cơ quan quản lý đo đạc và bản đồ của Trung Quốc thông qua với nhận xét "đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ chủ quyền vùng biển và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

 

Trước hành động "đẩy trách nhiệm về địa phương” của chính quyền Trung ương Bắc Kinh không qua được mắt thiên hạ, vì rằng "chiêu thức” này đã quá cũ, trong một bài viết trên International Business Times đã đưa ra nhận định, "Đừng ngạc nhiên khi nhận thấy rằng bản đồ chính thức mới của Trung Quốc không chỉ chứa nhiều hơn những gì chỉ là Trung Quốc, mà còn cả một phần rộng lớn của Biển Đông nóng bỏng”; đồng thời khá mỉa mai khi viết: "Bản đồ này hóa ra lại trông giống một bản đồ Đông Nam Á hơn là một bản đồ Trung Quốc”. Còn tạp chí Foreign Policy thì hài hước viết rằng: "Này Bắc Kinh, bản đồ đó nằm trong túi anh à?”.

 

Còn TS Christopher Roberts (Đại học New South Wales- Australia) nêu rõ: "Trong vài chục năm trở lại đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã cấy vào đầu người dân nước này một niềm tin là Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc”. Và rằng: "Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, người đó sẽ vẽ tấm bản đồ mà chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng với một người Trung Quốc 25 tuổi, chắc chắn tấm bản đồ sẽ xuất hiện cả Biển Đông”. Cũng chính vì thế mà TS Richard Bitzinger (Đại học Nanyang- Singapore) cho biết, "một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc tin rằng, họ đang bị chèn ép trong tranh chấp tại Biển Đông”.

 

Ngay sau khi tấm bản đồ dọc thậm chí hoang tưởng của Trung Quốc xuất hiện, các quốc gia liên quan đã phản đối mạnh mẽ. Trong một cuộc họp báo chiều 26-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã khẳng định: "Việc phát hành bản đồ đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị nhiều nước phản đối. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của Trung Quốc”. Charles Jose- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cũng khẳng định, bản đồ dọc của Trung Quốc rõ ràng vi phạm luật quốc tế, cụ thể là công ước Liên hợp quốc  về Luật Biển (UNCLOS), theo đó, "Bản đồ dọc thể hiện chính sách bành trướng của Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông”.

 

Với tấm bản đồ mới này cùng yêu sách chủ quyền gần hết Biển Đông, sự hoang tưởng của Trung Quốc đã ở mức... không tưởng. Dựa vào sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự và những diễn biến đan xen phức tạp của tình hình thế giới, Bắc Kinh đã đi những nước cờ đặc biệt nguy hiểm với những đòi hỏi cực kỳ phi lý.

 

ASEAN CÙNG CHUNG LÒNG GIỮ BIỂN

 

Tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc cũng chính là sự tước đoạt quyền lợi chính đáng của các nước có quyền lợi, chủ quyền trên vùng biển giàu có tài nguyên, là tuyến đường hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới. Cụ thể là với nhiều nước trong khối ASEAN. Chính vì thế, hành động của Trung Quốc đã đưa các nước ASEAN đến gần nhau hơn, cùng nắm tay giữ biển, nếu không sẽ phải nhận lãnh những hậu họa khôn lường.

 

Ngày 27-6, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp đặc biệt các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN về vai trò trung tâm của ASEAN và định hướng chiến lược cấu trúc khu vực trong tương lai, với sự tham dự của đại diện các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam làm Trưởng đoàn.

 

Tại đây, quan chức cấp cao của 10 nước thành viên ASEAN khẳng định diễn biến phức tạp ở Biển Đông đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh ở khu vực; Hiệp hội cần có tiếng nói để thể hiện vai trò trung tâm của mình. Trưởng đoàn các nước nhất trí rằng hiệp hội cần lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ việc bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực, nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS) và các thỏa thuận liên quan, nhất là thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông cáo của bộ Ngoại giao cho hay; đồng thời nhấn mạnh ASEAN cần tích cực thúc đẩy để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông với Trung Quốc, để bảo đảm tốt hơn hòa bình, an ninh hàng hải ở khu vực trước sự hung hăng từ phía Trung Quốc. Nói như ông Muhamad Shahrul Ikram Yaarob, trưởng đoàn Malaysia thì "chúng ta không muốn các nước thành viên ASEAN bị khống chế hoặc bị phụ thuộc vào một nước nào khác”.

 

Tại hội nghị, cùng với phát biểu của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh, ông Aung Lynn, Trưởng phái đoàn SOM Myanmar, Chủ tịch SOM ASEAN 2014 nhấn mạnh: "ASEAN có quan điểm rất rõ ràng về vấn đề Biển Đông. Đó là: Chúng tôi có Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông và đang theo dõi sát sao những diễn biến tại đây. Về tình hình gần đây trên Biển Đông, ASEAN bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và đây cũng là quan điểm chung của các nước ASEAN”.  

 

Trước quyết tâm và sự đồng lòng của Hiệp hội ASEAN, Trung Quốc sẽ lại nói gì? bà Hoa Xuân Oánh còn gì để  nói? Cũng không thể lường trước được, vì thiên hạ vẫn nhớ như in việc đổi trắng thay đen, trắng trợn vu cáo của bà này khi cho rằng tàu Việt Nam hơn 1.500 lần chủ động đâm va tàu Trung Quốc; trong khi những bằng chứng xác thực lại cho thấy: tàu hải cảnh, hải giám Trung Quốc trang bị cả pháo đã lao thẳng, đâm rách tàu lực lượng thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam.

 

Nhưng "vải thưa không che được mắt thánh”, tới nay thế giới đã không lạ gì những ảo vọng mà mưu đồ của nhà cầm quyền Trung Quốc, cũng không còn tin những gì nước này "ngôn” lên. Bởi, họ không phải là "trỗi dậy trong hòa bình” mà "trỗi dậy từ họng pháo”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)
    Một người chết, hàng chục người ở Thái Bình nhập viện sau bữa cỗ có tiết canh dê (06-05-2024)
    Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng! (06-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong: Tạm giữ giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (04-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Bị sét đánh ngay cơn mưa đầu mùa, người đàn ông không qua khỏi (04-05-2024)
    Vụ cô gái chết khô trên sofa: Có khả năng sử dụng thuốc khiến thi thể khô lại? (04-05-2024)
    Người đàn ông chết trong căn nhà khóa trái, kế bên là người phụ nữ bị tai biến (03-05-2024)
    MIỄN NHIỆM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ (03-05-2024)
    Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông (03-05-2024)
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Hội nghị đặc biệt SOM ASEAN: Quan điểm về Biển Đông là rất rõ ràng (27-06-2014)
    Chủ tịch Nước: "Phải bảo vệ bằng được chủ quyền thiêng liêng" (26-06-2014)
    Những chuyện 'miễn phí' đáng ngạc nhiên ở Đà Nẵng (25-06-2014)
    'Tôi viết bài này để cảnh báo thế giới' (23-06-2014)
    Học giả quốc tế: Trung Quốc ngày càng ngang ngược và vô đạo (20-06-2014)
    Trung Quốc đang thực hiện một cuộc chiến tranh mềm (19-06-2014)
    Giờ mới thấm hai chữ “viển vông” (19-06-2014)
    Trung Quốc “xuống nước” trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì? (17-06-2014)
    “Các tư liệu của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng” (17-06-2014)
    Người Việt tại Đức tuần hành rầm rộ phản đối Trung Quốc (15-06-2014)
    Đối diện với “quái thú” ở Hoàng Sa (13-06-2014)
    The Economist: "Đồng chí" ngày càng tồi tệ (12-06-2014)
    Bài học về chủ quyền đất nước từ cách dạy sử của cha ông (11-06-2014)
    Kể chuyện tác nghiệp biển Đông (10-06-2014)
    Quốc tế hướng về biển Đông (09-06-2014)
    “Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi... rồi mọi chuyện chìm“ (09-06-2014)
    Bài học đau đớn từ đấu thầu với Trung Quốc (06-06-2014)
    “Thoát Trung” nhưng cũng cần cẩn trọng (06-06-2014)
    Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hãy tin tưởng Việt Nam (05-06-2014)
    Gần lắm Trường Sa! (04-06-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152965082.